dân gian  ĐÔNG  HỒ

1

Kỹ thuật khắc gỗ

Có ván khắc tồn tại 2 đến 3 “cữ”. Khâu chọn gỗ làm ván khắc cũng lắm công phu, phải là gỗ bền, dai, chắc, lại có độ mềm như gỗ mít gỗ thị. Gỗ mít gỗ thị để làm ván in nét vì độ đanh chắc của gỗ; gỗ lồng mực, gỗ vàng tâm, gỗ dổi, gỗ mỡ… dùng làm ván in màu vì có độ bền và thớ xốp dễ thấm màu.. Nghệ nhân dùng bộ dụng cụ như đục vụm, đục bẹt, bào, cưa, bàn kẹp, dao vuông, dao chéo, dao gọt, chổi thông, xơ mướp ... Xơ mướp được bôi một lớp mỡ trước khi xoa vào giấy để giấy không dính bản khắc. Bản khắc được bào nhẵn, theo hình trên giấy bản (đã được can mẫu rõ ràng các mảng màu, nét) để khắc thành âm bản, đến khi in xong thì có được dương bản trên tranh. Các mũi đục còn gọi là “ve” để tạo hình lòng máng hoặc đường thẳng, các loại dao trổ sắc nhọn để khoét vách sâu thành cao gọi là khắc “chân đê” để in nhiều tranh mà không đọng mực và nhoè. Bản ván tranh DGĐH có kích thước lớn nhất là 26x35cm, còn các ván in nhỏ hơn để in tranh pha đôi (chia tờ giấy dó làm đôi) hay in tranh pha tư. Ván khắc cũng có tính kế thừa cao và được coi như đồ gia bảo .