dân gian  ĐÔNG  HỒ

1

Lịch Sử Tranh Dân Gian Đông Hồ

Đông Hồ thuộc thông Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Địa danh này nổi tiếng với dòng tranh DGĐH thuộc một trong bốn dòng tranh nổi tiếng nhất Việt Nam (bên cạnh dòng tranh DG Hàng Trống, Đông Hoàng và làng Sình). Thủa xưa, làng Đông Hồ có tên cổ là Đông Mại, tên tiếng Nôm là làng Mái thuộc tổng Hồ, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, trấn Kinh Bắ. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí (Quốc sử quán triều Nguyễn. Bản dịch của Viện sử học năm 2006: 94), dòng Thiên Đức (chính là sông Đuống ngày nay) chảy qua huyện Siêu Loại (huyện Thuận Thành ngày nay) [8].

Vùng Thuận Thành còn là một trung tâm Phật giáo với các chùa cổ thuộc hệ thống Tứ Pháp, tiêu biểu là chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam được xây dựng vào khoảng năm 187 đến 226 sau CN. Cũng tại đây có chùa Bút Tháp với tượng phật nghìn tay nghìn mắt  bản gốc cùng tháp gỗ Cửu Phẩm Liên Hoa bên bờ hữu ngạn sông Đuống.

Bởi vậy, làng Đông Hồ thấm đượm nét văn hoá thuần Việt vùng Kinh Bắc ngàn năm văn vật, với dòng sông Đuống trữ tình đã đi vào văn thơ về một thời đạn bom hào hùng nhưng không kém phần tráng lệ. Từ đây di sản tranh DGĐH đã được sản sinh như một lẽ tự nhiên.

Quy mô làng Đông Hồ không lớn, chỉ gồm 18 xóm với 17 dòng họ, nằm đoạn giữa của đường giao thông thuỷ quan trọng là sông Đuống, lại gần vùng đầu mối 6 con sông (Lục Đầu Giang), nối liền xứ Kinh Bắc với Thăng Long và xứ Hải Đông (Hải Dương). Lợi thế giao thông đã góp phần trong việc phân phối sản phẩm tranh đến nhiều miền đất ở Bắc Bộ và Trung Bộ, đặc biệt là tranh Tết. [9]. Đông Hồ ban đầu vốn là làng nghề tiểu thủ công nghiệp với ba nghề cổ: làm hàng mã, tranh DG và làm pháo. Làng vừa có hội Tranh, vừa có hội Mã, thỉnh thoảng ngoài đình còn có thi kéo co, chọi gà, đánh cờ tướng…chính các nét văn hoá này đã in dấu đậm nét trong tâm hồn nghệ nhân dân gian để từ đó thai nghén ra những tác phẩm thân quen dung dị mà đặc trưng lại đa dạng về chủ đề.

Tranh DGĐH là thể loại tranh khắc gỗ màu, có nhiều ván in. Xuất phát từ kỹ thuật khắc in trong minh hoạ kinh sách, loại hình tranh in được hình thành và độc lập tồn tại từ thế kỷ 16-17, là sự kết hợp tinh tế giữa các kỹ thuật in nhân bản, từ bản màu đến bản nét, bao gồm cả kỹ thuật khắc chữ trên ván tranh. [10]

Làng chạm khắc gỗ ở Hải Dương gần Đông Hồ có thể là nguồn cung nguyên vật liệu và góp phần phổ biến kỹ thuật ban đầu cho chạm khắc và in tranh. Một số làng xung quanh như Đạo Tú sản xuất loại chổi thông (gọi là “thét”) để quét màu in tranh.

Năm 1909, kho mộc bản làng tranh bị thiêu cháy trong một trận hoả hoản. Sau đó người làng khôi phục lại các mẫu tranh cổ và sáng tạo thêm một số mẫu tranh mới. Trong số những người sưu tầm khoảng vài trăm ván tranh cổ và khắc ván mới dựa trên các bức tranh cong sót lại có các nghệ nhân lâu năm như Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Hữu Sam, Trần Nhật Tấn. Sang thế kỷ 18 - 19, tranh DGĐH bước vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Nhiều dòng tranh mới được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất đã có những phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng... Các bản khắc gỗ để in tranh được gìn giữ từ đời này sang đời khác.

Sau năm 1945, một số gia đình trong làng nổi tiếng về sản xuất tranh DGĐH với nhiều mẫu đẹp như gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Sân, Nguyễn Đăng Khiêm, Nguyễn Hữu Sam, Nguyễn Hữu Quả, Nguyễn Đăng Chế…. Đã thành lập cơ sở sản xuất tranh riêng khôi phục dòng tranh ĐH có màu sắc như hiện nay. Năm 2013, nghề làm tranh DGĐH được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia.