dân gian  ĐÔNG  HỒ

1

Tiến lộc

“Tài hằng nguyên chí” (của như nước nguồn)

Tranh tiến tài, tiến lộc : Trên mỗi tranh là một vị thần, một tay nâng bức quấn thư - tưọng trưng cho việc học hành, tay kia nâng biểu tượng thần quyền. tranh tiến tài có chữ “tài hằng nguyên chí” (của như nước nguồn), tranh tiến lộc có chữ “lộc vị cao thăng” (lộc ngày càng tăng). Đó chính là mong ước của người nông dân thuở trước, họ dán hai bức tranh này ở hai cửa buồng (kiểu nhà năm gian hoặc ba gian hai trái thời xưa) với hy vọng thần tài phù trợ.

Riêng các vị Thần Tài, Ông Địa chỉ thờ dưới đất, trong góc hẹp, được lý giải bởi một truyền thuyết sau: Ngày xưa, có một người lái buôn tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo được Thủy Thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt. Âu Minh đem Như Nguyệt về nuôi, trong nhà làm ăn phát đạt, chỉ vài năm là giàu to. Về sau, đúng vào một hôm ngày tết, Âu Minh giận, bèn đánh Như Nguyệt. Sợ hãi, Như Nguyệt chui vào đống rác rồi biến mất. Từ đó, nhà Âu Minh sa sút dần, chẳng mấy lúc nghèo kiết.
Người ta bảo Như Nguyệt là Thần Tài và người ta lập bàn thờ Như Nguyệt. Từ đó, ngày tết ta có tục kiêng hốt rác ba ngày đầu năm vì sợ hốt mất Thần Tài ẩn trong đống rác đổ đi, sự làm ăn sẽ không phát đạt, sự làm ăn sẽ không phát đạt, tiến tới được.


Tranh chủ đề tiếp theo